BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN, HÌNH THỨC CỦA C/O ĐỂ HÀNG HOÁ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI TỪ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN – HÀN QUỐC

BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN, HÌNH THỨC CỦA C/O ĐỂ HÀNG HOÁ ĐƯỢC HƯỞNG ƯU ĐÃI TỪ HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN ASEAN – HÀN QUỐC

2024-04-12 17:25:50 406

Ngày 27/3/2024, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 04/2024/TT-BCT (“Thông tư 04”) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 20/2014/TT-BCT ngày 25/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc.

Cập nhật nội dung tại Nghị định thư thứ 3 sửa đổi một số điều khoản về Quy tắc xuất xứ và Thuế quan của Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc (“AKFTA), Thông tư 04 sửa đổi tên gọi “Hiệp định khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc” thành “Hiệp định Thương mại Hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện ASEAN - Hàn Quốc” (sau đây gọi tắt là “Hiệp định”). Ngoài ra, Thông tư 04 còn có các sửa đổi, bổ sung như sau:

1. Bổ sung công thức tính hàm lượng giá trị khu vực (“RVC”) đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy

Thông tư 04 bổ sung thêm công thức tính RVC trực tiếp đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy trong Quy tắc xuất xứ tại Hiệp định. Như vậy, nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu linh hoạt lựa chọn áp dụng công thức tính RVC trực tiếp hoặc công thức tính RVC gián tiếp như sau:

  • Công thức trực tiếp:

                         VOM

           RVC = ___________   x 100%

                           FOB

           Trong đó “VOM” là trị giá nguyên liệu có xuất xứ, bao gồm trị giá nguyên liệu có xuất             xứ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, chi phí vận chuyển và lợi                   nhuận.

  • Công thức gián tiếp:

                          FOB - VNM

          RVC = __________________    x 100%

                               FOB

          Trong đó “VNM” là trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ hoặc không xác định            được xuất xứ, có thể là:

  • Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa; hoặc;
  • Giá mua đầu tiên của nguyên liệu, phụ tùng hoặc hàng hóa không xác định được xuất xứ tại lãnh thổ nước thành viên nơi diễn ra các công đoạn gia công, chế biến.

Khi nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu áp dụng một trong hai công thức nêu trên thì phải tiếp tục sử dụng công thức tính RVC được lựa chọn trong suốt một năm tài chính đó. Trường hợp nước thành viên nhập khẩu tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, bất kỳ việc kiểm tra, xác minh nào đối với tiêu chí RVC phải được thực hiện trên cơ sở công thức tính RVC mà nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước thành viên xuất khẩu đã sử dụng.

2. Bổ sung điều kiện đối với Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo Hiệp định

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo quy định đáp ứng các điều kiện sau:

  • Ở dạng bản giấy được in ra có chữ ký, con dấu cấp theo hình thức cấp tay hoặc có chữ ký, con dấu cấp dưới dạng điện tử của các Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu;
  • Làm trên khổ giấy A4;
  • Phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục Vl-A ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TT-BCT và được gọi là C/O mẫu AK;
  • Được khai bằng tiếng Anh.

Thông tư 04 có hiệu lực kể từ ngày 11/5/2024.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi