BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO LÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH ĐƯỢC CẤP PHÉP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THANH TOÁN

BỔ SUNG ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO LÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH ĐƯỢC CẤP PHÉP THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUNG GIAN THANH TOÁN

2022-12-16 20:47:55 631

Luật Phòng, chống rửa tiền số 14/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2022 ("Luật 2022"), thay thế Luật Phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ("Luật 2012").

Luật 2022 có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó nổi bật là nội dung liên quan đến đối tượng báo cáo. Cụ thể:

1. Luật 2022 dành một Điều luật riêng để quy định về đối tượng báo cáo, thay vì chỉ quy định trong hai khoản thuộc một Điều luật như tại Luật 2012. Điều này thể hiện tầm quan trọng của việc xác định cụ thể, rõ ràng đối tượng báo cáo.

2. Luật 2022 vẫn quy định hai nhóm đối tượng báo cáo chính là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy định và tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động khác. Tuy nhiên, từng hoạt động mà doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh trong từng nhóm đối tượng báo cáo đã có sự điều chỉnh.

3. Bổ sung đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được phép kinh doanh dịch vụ trung gian thanh toán thuộc nhóm đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính.

  • Bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức tài chính được phép kinh doanh (a) dịch vụ trung gian thanh toán; (b) môi giới chứng khoán; (c) Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; và (d) quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
  • Bỏ trường hợp tổ chức tổ chức tài chính thực hiện hoạt động cung ứng “tiền điện tử” thuộc đối tượng báo cáo.

4. Đối với nhóm đối tượng báo cáo không phải là tổ chức tài chính: mở rộng đối tượng báo cáo đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản

Luật 2022 điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng báo cáo đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; cụ thể: mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản đều thuộc đối tượng báo cáo, trừ tổ chức, cá nhân cho thuê, cho thuê lại bất động sản và cung cấp dịch vụ tư vấn bất động sản.

Bên cạnh đó, Luật 2022, cũng đã bổ sung quy định cụ thể đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược. Luật 2022 đã bãi bỏ đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ ủy thác đầu tư, thay thế là tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ thỏa thuận pháp lý. 

Việc mở rộng đối tượng báo cáo đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, đã đặt ra yêu cầu đối với các chủ đầu tư dự án bất động sản, các đơn vị môi giới bất động sản phải tăng cường nắm bắt thông tin và kịp thời báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

5. Bổ sung quy định phòng ngừa đối với các hoạt động mới có thể phát sinh trong tương lai

Ngoài hai nhóm đối tượng báo cáo chính được phân loại theo hướng đã được quy định tại Luật 2012, Luật 2022 đã bổ sung thêm một điều khoản mang tính phòng ngừa đối với các hoạt động mới phát sinh trong tương lai mà có thể được sử dụng để rửa tiền. Theo đó, Luật 2022 trao quyền cho Chính phủ quy định hoạt động mới phát sinh có rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo chưa được quy định Luật 2022, tuy nhiên, việc này chỉ được thực hiện sau khi có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Luật 2022 của hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2023.

Bình luận:

Từ khóa: 

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi