BỔ SUNG VÀ TĂNG MỨC PHẠT ĐỐI VỚI NHIỀU HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

BỔ SUNG VÀ TĂNG MỨC PHẠT ĐỐI VỚI NHIỀU HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

2022-07-15 09:21:34 549

Luật Bảo vệ môi trường (“BVMT”) 2020 đã bổ sung nhiều nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân so với Luật cũ năm 2014. Trên tinh thần đó, ngày 07/7/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP (“Nghị định 45”) về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thay thế Nghị định 155/2016/NĐ-CP và Nghị định 55/2021/NĐ-CP, cũng đưa ra nhiều chế tài tương ứng với các nghĩa vụ được bổ sung đồng thời một số mức chế tài cũng tăng hơn để tăng tính răn đe cho các hành vi vi phạm.

Dưới đây, Công ty Luật ATA liệt kê một số nghĩa vụ mới theo Luật BVMN 2020 và các chế tài cho các hành vi vi phạm tương ứng được quy định tại Nghị định 45:

1. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ:

STT

Hành vi vi phạm

Chế tài được bổ sung tương ứng

1      

Không đăng ký môi trường hoặc không đăng ký giấy phép môi trường dành cho các dự án đầu tư phát sinh chất thải có mức độ tác động đến môi trường khác nhau[1].

-     Vi phạm nghĩa vụ về đăng ký môi trường: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ[2].

-     Vi phạm nghĩa vụ về đăng ký giấy phép môi trường: phạt tiền từ 5.000.000 VNĐ đến 1.000.000.000 VNĐ kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung[3].

2      

Không gửi “văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường” cho cơ quan có thẩm quyền sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường[4].

Phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ[5].

3      

Không công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định[6].

Phạt tiền từ 15.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ[7].

4      

Vi phạm nghĩa vụ vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường[8].

Phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ – 120.000.000 VNĐ kèm theo các hình thức xử phạt bổ sung[9].

5      

Vi phạm nghĩa vụ quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy[10].

Phạt tiền từ 30.000.000 VNĐ – 1.000.000.000 VNĐ[11].

6      

Không xử lý sơ bộ nước thải phát sinh trước khi đấu nối với hệ thống thu gom để tiếp tục xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp[12].

Phạt tiền từ 25.000.000 VNĐ – 30.000.000 VNĐ[13].

7      

Chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu chung cư[14]:

- Không có công trình vệ sinh nơi công cộng đáp ứng quy định;

- Không có thiết bị, phương tiện, địa điểm để phân loại chất thải rắn tại nguồn;

- Không đảm bảo diện tích cây xanh, mặt nước, không gian thoáng trong khu đô thị, khu dân cư tập trung theo quy định.

Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 VNĐ[15].

8      

Vi phạm quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (vi phạm quy định về đăng ký kế hoạch tái chế, kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ tái chế, báo cáo kết quả tái chế; vi phạm quy định tỷ lệ tái chế bắt buộc, quy cách tái chế bắt buộc và nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế; vi phạm nghĩa vụ nộp tiền đóng góp hỗ trợ tái chế[16].

Mức phạt tiền đến 1 tỷ VNĐ[17].

9      

Vi phạm quy định về trách nhiệm xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu (không công khai hoặc công khai không đầy đủ thông tin về sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu; vi phạm quy định kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải; vi phạm quy định nộp tiền đóng góp hỗ trợ xử lý chất thải).

Mức phạt tiền đến 1 tỷ VNĐ[18].

Ngoài ra, Nghị định 45 còn có quy định tăng mạnh mức phạt đối với hành vi làm rò rỉ, thải hóa chất độc hại vào môi trường đất, nước trái quy định lên mức từ 40.000.000 VNĐ – 50.000.000 VNĐ[19] (trước đây chỉ từ 5.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ[20]).

2. Đối với cá nhân, hộ gia đình, Nghị định 45 cũng bổ sung thêm các hành vi vi phạm và mức phạt tương ứng, trong đó có các nội dung nổi bật như:

STT

Hành vi vi phạm

Mức phạt tiền

1      

Không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định; không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt theo quy định[21].

Từ 500.000 VNĐ đến 1.000.000 VNĐ[22].

2      

Đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính[23].

Từ 2.500.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ[24].

Nghị định 45 sẽ có hiệu lực vào ngày 25/08/2022.

[1] Điều 39 và 49 Luật BVMT 2020.

[2] Điều 9 Nghị định 45.

[3] Điều 11 Nghị định 45.

[4] Điều 37.3 Luật BVMT 2020.

[5] Điều 10.1(a) Nghị định 45.

[6] Điều 37.5 Luật BVMT 2020.

[7] Điều 10.1(b) Nghị định 45.

[8] Điều 46.2 Luật BVMT 2020.

[9] Điều 12 Nghị định 45.

[10] Điều 69 Luật BVMT 2020.

[11] Điều 28 Nghị định 45.

[12] Điều 86.2(b) Luật BVMT 2020.

[13] Điều 15.4(c) Nghị định 45.

[14] Điều 57.2 Luật BVMT 2020.

[15] Điều 25.6 Nghị định 45.

[16] Điều 54 Luật BVMT 2020.

[17] Điều 32 Nghị định 45.

[18] Điều 33 Nghị định 45.

[19] Điều 24.1 Nghị định 45.

[20] Điều 19.1 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP.

[21] Điều 60.1(a) Luật BVMT 2020.

[22] Điều 26 Nghị định 45.

[23] Điều 61.4 Luật BVMT 2020.

[24] Điều 41.1 Nghị định 45.

Bình luận:

Từ khóa: 

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi