CHỈ ĐƯỢC BÁN TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG 20 TRIỆU ĐỒNG TRỞ XUỐNG CHO CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KHI XUẤT CẢNH

CHỈ ĐƯỢC BÁN TIỀN CỦA NƯỚC CÓ CHUNG BIÊN GIỚI CÓ GIÁ TRỊ TƯƠNG ĐƯƠNG 20 TRIỆU ĐỒNG TRỞ XUỐNG CHO CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI KHI XUẤT CẢNH

2023-06-30 18:40:52 947

Tại bản tin ngày 26/5/2023, ATA Legal Services đã cập nhật Nghị định 89/2016/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện để một tổ chức kinh tế được cấp phép (sau đây gọi tắt là “Đại lý”). Mới đây, ngày 16/6/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-NHNN (“Thông tư 04”) để hướng dẫn cụ thể cách thức hoạt động và trách nhiệm của các Đại lý trong quá trình hoạt động, cụ thể như sau:

(Hoạt động mua, bán tiền của nước có chung biên giới sau đây được gọi tắt thành hoạt động “mua tiền, bán tiền”).

1. Hoạt động đổi tiền của Đại lý

  1. Đại lý chỉ được dùng đồng Việt Nam mua tiền của cá nhân bằng tiền mặt.
  2. Riêng Đại lý đặt tại khu vực chờ xuất cảnh ở cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính được bán tiền bằng tiền mặt lấy đồng Việt Nam với mức không vượt quá 20.000.000 VNĐ cho cá nhân nước ngoài đã làm thủ tục xuất cảnh. Đại lý chỉ được bán lại số tiền có giá trị tương đương trên 20.000.000 VNĐ khi cá nhân xuất trình được hóa đơn (biên lai) đã đổi tiền có đóng dấu của tổ chức tín dụng được phép hoặc Đại lý còn hiệu lực (trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn (biên lai)) và chỉ được bán lại trong hạn mức số tiền đã đổi ghi trên hoá đơn (biên lai).
  3. Phải niêm yết thông báo công khai tỷ giá mua, bán tiền của nước có chung biên giới bằng tiền mặt với đồng Việt Nam và thực hiện mua, bán theo đúng tỷ giá đã niêm yết, thông báo.

2. Hạn mức tồn quỹ tiền mặt của Đại lý

  1. Hạn mức tồn quỹ tiền mặt đối với đồng tiền của nước có chung biên giới: không vượt quá số tiền tương đương 000.000 VNĐ (Bốn mươi triệu đồng Việt Nam);
  2. Toàn bộ số tiền mặt đồng tiền của nước có chung biên giới mua được (ngoài số tiền tồn quỹ được để lại) phải được Đại lý bán lại cho tổ chức tín dụng ủy quyền vào cuối mỗi ngày làm việc. Trường hợp địa điểm Đại lý cách xa tổ chức tín dụng ủy quyền, đi lại khó khăn thì có thể kéo dài thời hạn bán lại nhưng tối đa không quá 07 ngày làm việc;
  3. Trường hợp có nhu cầu tăng mức tồn quỹ (bao gồm cả trường hợp tăng vượt mức tồn quỹ tối đa), Đại lý phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đại lý.

Thông tư 04 có hiệu lực kể từ ngày 01/08/2023.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi