Theo quy định pháp luật hiện hành, chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký tập trung trên các sàn giao dịch tập trung phải tuân thủ mức giá trong biên độ dao động giá trong ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, đặc biệt là trong quá trình M&A của các doanh nghiệp, việc mua bán cổ phiếu không đơn thuần chỉ là vấn đề giá mà còn kèm theo rất nhiều những điều kiện khác liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ giữa (các) cổ đông hiện tại và (các) cổ đông mới dự kiến mua lại để tiếp quản Công ty. Thêm nữa, quá trình thương lượng và thực hiện giao dịch có thể kéo dài. Những điều này dẫn đến thực tế là mức giá chứng khoán tại thời điểm thoả thuận với mức giá tại thời điểm dự kiến giao dịch đã có sự chênh lệch khá lớn và vượt ngoài biên độ dao động giá theo quy định tại thời điểm tiến hành giao dịch. Vậy những giao dịch này sẽ cần phải triển khai thế nào để vẫn có thể ghi nhận đúng giá và giá trị của chứng khoán mà không vi phạm quy định pháp luật hiện hành?
ATA thực hiện bài viết này để giới thiệu về quy định, quy trình giải quyết và các vấn đề có liên quan đến nội dung “GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN NGOÀI BIÊN ĐỘ”.
Cơ sở pháp lý:
- Luật Chứng khoán năm 2019;
- Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
- Thông tư 119/2020/TT-BTC;
- Quyết định 108/QĐ-VSD ban hành Quy chế về hoạt động đăng ký và chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại VSD.
Bảng viết tắt:
ĐHĐCĐ | Đại hội đồng cổ đông | UBCKNN | Ủy ban Chứng khoán Nhà nước |
GDCK | Giao dịch chứng khoán | TTLK | Thành viên lưu ký |
HĐQT | Hội đồng quản trị | VSD | Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam |
Bình luận: