GÓC NHÌN PHÁP LÝ VỤ LẬT TÀU VỊNH XANH 58 KHIẾN 36 NGƯỜI TỬ VONG: TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

GÓC NHÌN PHÁP LÝ VỤ LẬT TÀU VỊNH XANH 58 KHIẾN 36 NGƯỜI TỬ VONG: TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?

2025-07-22 11:26:36 67
Vụ lật tàu Vịnh Xanh 58 chở 49 người trên vịnh Hạ Long khiến 36 người tử vong là một trong những thảm kịch hàng hải nghiêm trọng trong nhiều năm qua. Không chỉ gây bàng hoàng dư luận, vụ việc đặt ra câu hỏi lớn về trách nhiệm pháp lý của các bên liên quan.
 
Trao đổi với Báo Đời sống và Pháp luật, Luật sư Nguyễn Thị Ngọc Anh – Giám đốc, Luật sư điều hành Công ty Luật Toàn cầu ATA đã chia sẻ về góc nhìn pháp lý liên quan đến vụ việc này.
 
Theo Luật sư Ngọc Anh: "Dựa trên thông tin báo chí, vụ tai nạn có một số dấu hiệu vi phạm: Thuyền trưởng phớt lờ cảnh báo thời tiết. Một số hành khách sống sót cho biết đã đề nghị quay đầu do thời tiết xấu, nhưng thuyền trưởng vẫn tiếp tục hành trình. Thiếu biện pháp đảm bảo an toàn khi tàu không triển khai đầy đủ áo phao hoặc hướng dẫn an toàn cho hành khách. Định biên thuyền viên: Tàu có 3 thuyền viên, đúng với định biên tối thiểu (1 thuyền trưởng, 1 máy trưởng, 1 thủy thủ) cho tàu chở dưới 50 hành khách theo quy định. Tuy nhiên, cần xác minh năng lực chuyên môn của các thuyền viên này...."
 
Luật sư Ngọc Anh cho biết thêm, theo Điều 272 BLHS quy định trách nhiệm hình sự đối với “người điều khiển phương tiện” (thuyền trưởng) khi vi phạm quy định an toàn giao thông đường thuỷ. Tuy nhiên, theo báo chí thông tin, thuyền trưởng đã thiệt mạng trong vụ tai nạn. Căn cứ khoản 7 Điều 157 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, việc người thực hiện hành vi nguy hiểm đã chết là cơ sở để không khởi tố vụ án. Do đó, không thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 272, trừ khi điều tra phát hiện thuyền trưởng giao tàu cho người khác điều khiển và người này còn sống. Trong trường hợp chủ tàu/thuyền trưởng đã thiệt mạng, nạn nhân và gia đình chỉ có thể yêu cầu bồi thường từ bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc đối với bên thứ ba. Được biết, hợp đồng bảo hiểm của tàu Vịnh Xanh có hiệu lực từ 14/4/2025 đến 14/4/2026, với mức chi trả tối đa 250 triệu đồng/vụ tai nạn, trong đó tối đa 30 triệu đồng/người cho thiệt hại về tính mạng. Gia đình nạn nhân có thể liên hệ công ty bảo hiểm để yêu cầu bồi thường".
 
Luật sư Ngọc Anh cũng nhấn mạnh: "Vụ chìm tàu Vịnh Xanh 58 không chỉ là hậu quả của thiên tai mà có thể liên quan đến các vi phạm nghiêm trọng trong tổ chức, vận hành và giám sát an toàn. Cơ quan chức năng cần điều tra toàn diện, xác minh điều kiện kỹ thuật của tàu, năng lực thuyền viên, và trách nhiệm của cơ quan quản lý cảng vụ..."
 
???? Xem bài viết chi tiết trên báo Đời sống & Pháp luật theo đường dẫn:
???? Bài viết cũng đồng thời được chia sẻ trên Trang Hà Nội News tại:
Hy vọng góc nhìn pháp lý này có thể giúp Quý độc giả hiểu thêm về vấn đề này.

Bình luận: