KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TIẾP TỤC LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT

KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TIẾP TỤC LÀ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH CẦN ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT

2024-05-10 20:06:08 267

Ngày 21/4/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 12/CT-TTg về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (“Chỉ thị 12”). Theo đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, cơ quan liên quan nhằm góp phần thực hiện nhất quán định hướng ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, chú trọng an sinh xã hội; tranh thủ tận dụng tối đa thời cơ, thuận lợi, nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh, nỗ lực vượt qua thách thức để thực hiện cao nhất, tốt nhất, phấn đấu đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024, nhất là chỉ tiêu về tăng trưởng, kiểm soát lạm phát; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, trong đó một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Tiếp tục các biện pháp kiểm soát lạm phát:

  • Yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất việc gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước. Ngoài ra, đầu tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng cho 6 tháng cuối năm 2024[1].
  • Quản lý, kiểm soát thị trường vàng và ngoại tệ, tăng cường các biện pháp điều tiết kịp thời, hiệu quả.
  • Cần có giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hàng không duy trì đường bay, số máy bay thương mại, hạn chế ảnh hưởng đến giá vé, việc di chuyển của người dân và phát triển du lịch trong nước.
  • Theo dõi chặt chẽ và chủ động các giải pháp ổn định thị trường, giá, nhất là đối với xăng, dầu, các hàng hóa thiết yếu, nhà ở và lương thực, thực phẩm.
  • Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thu thuế, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là đối với các dịch vụ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, thương mại điện tử, kinh doanh trên các nền tảng xuyên biên giới...

2. Tập trung thu hút nguồn vốn FDI lĩnh vực công nghệ cao

  • Tập trung, xúc tiến, thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, công nghệ cao, nhất là trong phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn, Hydrogen, v.v.
  • Xây dựng, ban hành và triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam, Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.

3. Nhanh chóng ban hành các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật lĩnh vực bất động sản, nhà ở

  • Khẩn trương xây dựng, trình, ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở... bảo đảm chất lượng, tiến độ - sẽ đưa ra xem xét tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (khai mạc ngày 20/5 và kết thúc ngày 28/6/2024[2]).
  • Bộ Xây dựng sớm ban hành quy trình đầu tư dự án nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư, v.v. để việc triển khai thực hiện dự án nhà ở xã hội.

[1] https://baochinhphu.vn/de-xuat-tiep-tuc-giam-2-thue-gtgt-6-thang-cuoi-nam-102240502154616589.htm

[2] https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=86407

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi