MỞ RỘNG PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN CỦA BỘ XÂY DỰNG

MỞ RỘNG PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THUỘC CHỨC NĂNG, QUYỀN HẠN CỦA BỘ XÂY DỰNG

2022-08-12 14:44:31 506

Ngày 08/08/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2022/NĐ-CP (“Nghị định 52”), thay thế Nghị định số 81/2017/NĐ-CP (“Nghị định 81”) quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

Theo đó, nội dung nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng (“BXD”) đã có nhiều thay đổi. Tại Bản tin này, chúng tôi chỉ cập nhật một số thay đổi đáng lưu ý, có thể kể đến như sau:

Trong lĩnh vực quy hoạch:

Nghị định 52

Nghị định 81

Đánh giá sự thay đổi

Đưa ra cơ chế cho phép BXD được vừa thẩm định vừa phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ[1]

Chỉ cho phép phạm vi thẩm quyền ở mức lập, thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt[2].

Mở rộng phạm vi thẩm quyền của BXD

BXD chủ trì lập, thẩm định hợp phần về quy hoạch xây dựng trong quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và các quy hoạch khác theo quy định; tổ chức lập, thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch không gian ngầm đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng khi được Thủ tướng Chính phủ giao

Tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng chức năng đặc thù có ý nghĩa quốc gia, vùng dọc tuyến đường cao tốc, hành lang kinh tế liên tỉnh; quy hoạch chung đô thị mới có phạm vi quy hoạch liên quan đến địa giới hành chính của hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên; quy hoạch chung đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương với đô thị loại III trở lên và các quy hoạch khác do Thủ tướng Chính phủ giao

Các quy hoạch thuộc thẩm quyền của BXD mang tính tổng thể hơn và hướng tới chuyên môn hóa theo lĩnh vực xây dựng và phạm vi quản lý khu vực đô thị.

Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc gắn kết với cơ sở dữ liệu về đất đai trên phạm vi cả nước.

Xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng, kiến trúc trên phạm vi cả nước.

 

Sự tích hợp trên hệ thống sẽ giúp công tác quản lý hiệu quả hơn

Trong hoạt động đầu tư, xây dựng:

Nghị định 52 sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ của Bộ Xây dựng như:

Nghị định 52

Nghị định 81

Nội dung thay đổi

Thực hiện quản lý công tác đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định[3].

Hướng dẫn công tác lựa chọn nhà thầu và hướng dẫn việc đánh giá kết quả thực hiện của nhà thầu theo quy định[4].

BXD là cơ quan chủ trì quản lý công tác đấu thầu thay vì chỉ hướng dẫn thực hiện như trước đây.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng, hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của pháp luật[5].

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; hướng dẫn phương pháp điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng; công bố mẫu hợp đồng xây dựng[6].

Bổ sung đối tượng hợp đồng dự án PPP trong phạm vi quản lý của BXD, bên cạnh các hợp đồng xây dựng khác.

Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng; công bố, hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;

 

Hướng dẫn, kiểm tra công tác bảo trì công trình xây dựng, đánh giá chất lượng, an toàn chịu lực, an toàn vận hành công trình xây dựng trong quá trình khai thác, sử dụng; hướng dẫn xử lý công trình hết thời hạn sử dụng có nhu cầu sử dụng tiếp theo quy định của pháp luật;

 

BXD có chức năng công bố đối với các công trình hết thời hạn sử dụng. Điều này phù hợp với mục tiêu công khai, minh bạch hóa thông tin trên thị trường bất động sản của Nhà nước hiện nay.

Xây dựng, quản lý việc công khai danh sách cá nhân, tổ chức được cấp chứng chỉ hành nghề, chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật; xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu về định mức xây dựng, giá xây dựng công trình và chỉ số giá xây dựng theo quy định pháp luật.

Xây dựng cơ sở dữ liệu, cập nhật và đăng tải thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng (bao gồm cả các tổ chức nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam) theo quy định của pháp luật.

Điều này phù hợp với mục tiêu công khai, minh bạch hóa thông tin trên thị trường bất động sản của Nhà nước hiện nay.

Trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật: Nghị định 52 bổ sung thêm đối tượng quản lý trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cho BXD, cụ thể:

  1. Thoát nước và xử lý nước thải tại Khu công nghiệp (cùng với nước thải đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung – đã quy định trước đó lại Nghị định 81);
  2. Quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải rắn nói chung (trước đây, Nghị định 81 giới hạn phạm vi quản lý của BXD đối với chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư nông thôn tập trung);
  3. Công viên.

Riêng đối với lĩnh vực cấp nước, BXD sẽ là đơn vị chủ trì việc hướng dẫn, kiểm tra hoạt động kinh doanh nước sạch và thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn trên phạm vi Toàn quốc (Nghị định 81 chỉ quy định BXD là cơ quan hướng dẫn việc quản lý, vận hành hệ thống cấp nước và hướng dẫn phương pháp định giá tiêu thụ nước sạch, khung giá nước sạch).

Trong lĩnh vực nhà ở: Nghị định 52 bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của BXD như sau:

  1. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển nhà ở xã hội, hỗ trợ nhà ở cho từng nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định pháp luật;
  2. Hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, tiêu chuẩn thiết kế và điều kiện tối thiểu xây dựng nhà ở xã hội theo mô hình riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân;
  3. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về nhà ở thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, kết nối và chia sẻ với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo Nghị định 52, cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng cũng sẽ bị thay đổi

Theo Nghị định 81, trước đây, BXD có tổng cộng 25 cơ quan, đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, quy định mới tại Nghị định 52 đã bỏ đi 06 cơ quan, đơn vị trực thuộc là: Vụ Quản lý doanh nghiệp; Cục Công tác phía Nam; Viện Kinh tế xây dựng; Viện Khoa học công nghệ xây dựng; Viện Kiến trúc quốc gia và Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia.

Trong đó, riêng Cục Công tác phía Nam sẽ được gộp vào Văn phòng, nhưng sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ cho đến khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 8/8/2022.

[1] Điều 2.5(a) Nghị định 52

[2] Điều 2.5(a)(b)(c) Nghị định 81.

[3] Điều 2.6(đ) Nghị định 52.

[4] Điều 2.6(e) Nghị định 81.

[5] Điều 2.6(g) Nghị định 52.

[6] Điều 2.6(h) Nghị định 81.

Bình luận:

Từ khóa: