NHIỀU THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THEO HƯỚNG TINH GIẢN ĐẦU MỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

NHIỀU THAY ĐỔI TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI THEO HƯỚNG TINH GIẢN ĐẦU MỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

2022-09-30 19:47:28 448

Ngày 24/8/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2022/NĐ-CP (“Nghị định 56”), thay thế Nghị định số 12/2017/NĐ-CP (“Nghị định 12”) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải.

Theo đó, từ ngày 01/10/2022, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải (“BGTVT”) tinh giản hơn so với cơ cấu trước đây, quy định tại Nghị định 12. Cụ thể, Bộ GTVT hiện gồm 08 Vụ, 08 Cục, 01 Thanh tra, 01 Văn phòng và 05 đơn vị sự nghiệp.

Điểm đáng lưu ý của Nghị định 56 là việc sáp nhập Vụ Đối tác công – tư vào Vụ Kế hoạch – Đầu tư và việc tách Tổng cục Đường bộ Việt Nam thành hai cục là Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam.

Đối với việc sáp nhập Vụ Đối tác công – tư vào Vụ Kế hoạch – Đầu tư: Hiện nay, việc đầu tư trong lĩnh vực giao thông vận tải chủ yếu có hai hình thức là đầu tư công và đối tác công tư (PPP) nhưng hai hình thức này chỉ khác nhau một số nội dung ở bước chuẩn bị đầu tư. Do đó, Bộ GTVT đã quyết định sáp nhập 02 Vụ lại góp phần làm giảm đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ. Theo đó, các quyền hạn và trách nhiệm của Vụ Đối tác công – tư sẽ được chuyển giao toàn bộ cho Vụ Kế hoạch – Đầu tư.

Đối với trường hợp của Tổng cục Đường bộ Việt Nam: Nhằm triển khai Nghị định 56, BGTVT đã ban hành Quyết định số 1218/QĐ-BGTVT ngày 23/9/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam và Quyết định số 1245/QĐ-BGTVT ngày 27/9/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường cao tốc Việt Nam.

  1. Cục Đường bộ Việt Nam

Cục này tiếp tục kế thừa các quyền hạn, trách nhiệm của Tổng Cục Đường bộ Việt Nam với một số nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến quy hoạch, quản lý đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng, bảo trì và đảm bảo an toàn giao thông vận tải đường bộ.

Bên cạnh đó, Cục Đường bộ Việt Nam vẫn thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền theo phân công, phân cấp, uỷ quyền của Bộ trưởng đối với các dự án đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, sử dụng cho đến khi có quyết định khác.

  1. Cục Đường cao tốc Việt Nam

Tổng Cục Đường bộ Việt Nam xây dựng theo hướng tách biệt, tập trung nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc.

Tất cả các văn bản trên và việc thay đổi trong cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của BGTVT sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2022.

Bình luận:

Từ khóa: 

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi