Sản xuất, kinh doanh hóa chất là ngành, nghề tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe và môi trường, do đó, cần có sự quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Để đáp ứng những yêu cầu về quản lý trong tình hình mới, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2022/NĐ-CP (“Nghị định 82”), sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 113/2017/NĐ-CP (“Nghị định 113”) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.
Nghị định 82 có những điểm mới trọng yếu sau:
STT |
Nội dung |
Nghị định 113 (Quy định hiện hành) |
Nghị định 82 (Quy định mới) |
I |
Quy định chung |
||
1 |
Bổ sung đối tượng sản phẩm không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương (Điều 1.11) |
Bao gồm các sản phẩm: - Dược phẩm; chế phẩm diệt khuẩn, diệt côn trùng; thực phẩm; mỹ phẩm; - Thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y; thuốc bảo vệ thực vật; phân bón hữu cơ, phân bón sinh học, phân bón hóa học là phân bón hỗn hợp, phân bón khoáng hữu cơ, phân bón khoáng sinh học; sản phẩm bảo quản, chế biến nông sản, lâm sản, hải sản và thực phẩm; - Chất phóng xạ; vật liệu xây dựng; sơn, mực in; keo dán và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng; - Xăng, dầu; condensate, naphta được sử dụng trong chế biến xăng dầu. |
Giữ nguyên các đối tượng sản phẩm cũ và bổ sung thêm trường hợp: “Keo dán và sản phẩm tẩy rửa sử dụng trong lĩnh vực gia dụng”. |
II |
Sản xuất, kinh doanh hóa chất |
||
2 |
Thay đổi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất (Điều 10) |
Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh. |
Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân đặt trụ sở chính. |
3 |
Bổ sung loại hình Giấy chứng nhận đủ điều kiện/Giấy phép sản xuất và kinh doanh hóa chất (Điều 10.4 và Điều 16.2a) |
Chỉ có 02 loại Giấy chứng nhận/Giấy phép cho từng hoạt động sản xuất/kinh doanh hóa chất riêng lẻ: (1) Giấy chứng nhận đủ điều kiện/Giấy phép sản xuất và (2) Giấy chứng nhận đủ điều kiện/Giấy phép kinh doanh. => Tổ chức, cá nhân cần thực hiện cả 02 thủ tục để xin cấp 02 loại Giấy chứng nhận/Giấy phép cho 02 hoạt động. |
Giữ nguyên 02 loại Giấy chứng nhận/Giấy phép cũ và bổ sung loại thứ (3) là Giấy chứng nhận đủ điều kiện/Giấy phép sản xuất và kinh doanh, với phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao trùm cả lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hóa chất của hai loại Giấy chứng nhận/Giấy phép còn lại. Tương ứng với việc bổ sung loại Giấy chứng nhận/Giấy phép mới là quy định về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận/Giấy phép này. => Tổ chức, cá nhân chỉ cần thực hiện 01 thủ tục để xin cấp 01 loại Giấy chứng nhận/Giấy phép chung cho cả 02 hoạt động. |
4 |
Bổ sung các trường hợp không thuộc diện phải cấp các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện và/hoặc Giấy phép khi sản xuất, kinh doanh hóa chất (Điều 10a và Điều 16a) |
- |
Bao gồm: - Hoạt động pha loãng, phối trộn hóa chất không xảy ra phản ứng hóa học tạo thành hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp để đưa vào quá trình sử dụng, sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác của chính tổ chức, cá nhân; - Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp có hàm lượng trong hỗn hợp chất nhỏ hơn 0,1%. |
III |
Kiểm soát an toàn hóa chất |
||
5 |
Bổ sung các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu và quy trình khai báo để kiểm soát trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (Điều 27.4a) |
- |
Các hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu bao gồm: dinitơ monoxit, các hợp chất của xyanua, thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân. Quy trình khai báo để phục vụ kiểm soát được thực hiện trên hệ thống khai báo của Bộ Công thương, gồm các bước: - Bước 1: Nộp hồ sơ khai báo. - Bước 2: Trong 16 giờ, Cục Hoá chất phản hồi. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, tổ chức, cá nhân phải bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. - Bước 3: Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Hoá chất phê duyệt hồ sơ và phản hồi thông tin khai báo. |
6 |
Bổ sung trường hợp miễn trừ khai báo hóa chất cần kiểm soát đặc biệt khi nhập khẩu (Điều 28.6) |
1. Hóa chất phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp. 2. Hóa chất đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu. 3. Hóa chất không thuộc diện bị hạn chế sản xuất, kinh doanh mà nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. 4. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam. 5. Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam. |
Bổ sung thêm: Thành phần hóa chất trong hỗn hợp chất thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo có hàm lượng trong hỗn hợp nhỏ hơn 0,1%. |
7 |
Sửa đổi quy định về chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất (Điều 36.1(a)) |
Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất của năm trước gửi đồng thời Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và cơ quan quản lý ngành cấp tỉnh nơi tiến hành hoạt động hóa chất. |
Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động hóa chất của năm trước trên Hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia. |
Để biết chi tiết các nội dung của Nghị định 82, vui lòng xem tại văn bản chính thức của Nghị định.
Nghị định 82 có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2022. Khoản 14 Điều 1 Nghị định này (liên quan đến thủ tục khai báo hoá chất, kiểm soát đặc biệt hoá chất trong quá trình nhập khẩu) có hiệu lực sau một năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực (tức ngày 23/12/2023).
Bình luận: