PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ BIỂN MANG TẦM QUỐC TẾ

PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ BIỂN MANG TẦM QUỐC TẾ

2022-07-29 16:25:07 847

Ngày 26/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 892/QĐ-TTg ("Quyết định 892") về phê duyệt đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn liền với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030. Mục tiêu cụ thể của đề án là tạo dựng cụm liên kết ngành kinh tế biển ở những khu vực vùng biển và ven biển có lợi thế, phấn đấu hình thành khoảng 7 cụm liên kết ngành kinh tế biển đến năm 2030, trong đó có 3 trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế và 4 trung tâm kinh tế biển mạng có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á.

Cụ thể, phương hướng nhiệm vụ phát triển ở mỗi cụm liên kết ngành kinh tế biển như sau:

STT

Cụm liên kết ngành kinh tế biển

Phạm vi xác định

Khu vực trọng điểm

Mục tiêu xây dựng

Lĩnh vực ưu tiên

1

Phía Bắc

Vùng biển và ven biển: Quảng Ninh – Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định – Ninh Bình

Hải Phòng – Quảng Ninh

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á

- Cảng biển quốc tế, vận tải viễn dương, dịch vụ hàng hải, dịch vụ logistics đa phương thức;

- Công nghệ đóng tàu container, tàu hàng trọng tải lớn, tàu biển chuyên dụng;

- Cơ khí chế tạo máy, công nghiệp ô tô, công nghiệp công nghệ cao sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông;

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí;

- Nuôi trồng hải sản.

2

Bắc Trung Bộ

Vùng biển và ven biển: Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình

Ven biển Nghệ An – Hà Tĩnh

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế

- Cảng biển xuất nhập khẩu;

- Dịch vụ logistics;

- Sản xuất hàng điện tử, cán thép, dệt may xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô;

- Du lịch ven biển;

- Nghề cá xa bờ và nuôi trồng thủy sản ven biển.

3

Trung Trung Bộ

Vùng biển và ven biển: Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Quảng Ngãi

Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á

- Cảng biển container trung chuyển và cảng biển du lịch, vận tải biển quốc tế;

- Tài chính quốc tế, dịch vụ khoa học công nghệ cao;

- Cơ khí chính xác, chế tạo máy, thiết bị tự động hóa;

- Công nghệ thông tin, hóa dược, sản xuất thuốc;

- Du lịch biển.

4

Nam Trung Bộ

Vùng biển và ven biển: Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa – Ninh Thuận

Khánh Hòa – Nam Phú Yên

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế cao ở Đông Nam Á

- Cảng biển tổng hợp, dịch vụ hậu cần cảng biển;

- Chế phẩm sinh học, hóa phẩm, hóa dược; chế biến hải sản xuất khẩu;

- Du lịch biển đảo, giải trí thám hiểm có tầm quốc tế cao.

5

Đông Nam Bộ mở rộng

Vùng biển và ven biển: Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh – Tiền Giang

Bà Rịa – Vũng Tàu – Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á

- Cảng trung chuyển quốc tế, đóng tàu biển, vận tải viễn dương; kiểm định sản phẩm, dịch vụ đào tạo phục vụ kinh tế biển; dịch vụ thương mại, tài chính quốc tế;

- Công nghiệp hóa dầu, hóa chất; công nghệ cao sản xuất thiết bị điện tử, viễn thông; công nghiệp ô tô;

- Du lịch sinh tháu, giải trí, nghỉ dưỡng biển.

6

Phía Đông vùng Tây Nam Bộ

Vùng biển và ven biển: Bến Tre – Trà Vinh – Cần Thơ – Sóc Trăng – Bạc Liêu – Đông Nam Cà Mau

Khu vực dọc hạ nguồn cửa sông Hậu (thuộc Trà Vinh – Cần Thơ – Sóc Trăng)

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế

- Cảng biển cho xuất khẩu nông sản, thủy sản và hàng hóa;

- Dịch vụ hậu cần cảng biển, chế biến thủy sản;

- Du lịch sinh thái, du lịch khu bảo tồn thiên nhiên.

7

Tây Nam

Vùng biển và ven biển Kiên Giang – Cà Mau

Vùng đảo Phú Quốc và khu vực ven biển thành phố Rạch Giá – Cà Mau – Khu kinh tế Năm Căn

Trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế

- Cảng biển du lịch và cảng xuất nhập khẩu;

- Chế biến thủy sản;

- Công nghiệp khai thác dầu khí, năng lượng tái tạo;

- Nghề cá xa bờ;

- Nghỉ dưỡng - giải trí - tài chính có tầm quốc tế cao.

Lưu ý:

Các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi phát triển các cụm liên kết ngành kinh tế biển như sau:

  • Ưu đãi về thuế, tín dụng, sử dụng đất, mặt nước, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ để thu hút doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư hoạt động và liên kết hợp tác với nhau hình thành cụm liên kết ngành kinh tế biển.
  • Ưu đãi phát triển các trung tâm khoa học công nghệ biển, khu nghiên cứu biển gắn với bảo tồn biển, khu công nghệ cao kinh tế biển, các cơ sở khoa học công nghệ, cơ sở đào tạo nhân lực kỹ thuật chuyên sâu về lĩnh vực biển, kinh tế biển có tầm quốc tế.
  • Hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội doanh nghiệp, hội ngành nghề kinh tế biển thiết lập, mở rộng quan hệ đối tác, hợp tác với các đối tác liên quan ở nước ngoài.

Quyết định 892 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/07/2022.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi