QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIỜ LÀM THÊM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KỂ TỪ NGÀY 01/04/2022 TRỞ ĐI

QUY ĐỊNH MỚI VỀ GIỜ LÀM THÊM ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG KỂ TỪ NGÀY 01/04/2022 TRỞ ĐI

2022-06-01 20:34:16 366

Ngày 23/03/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 (sau đây gọi tắt là "Nghị Quyết 17") quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm, trong 01 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Công ty Luật TNHH Toàn cầu ATA nhận thấy đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều khách hàng (đặc biệt là các Khách hàng Doanh nghiệp và Người lao động tại các Doanh nghiệp), ATA xin gửi tới Quý khách hàng bài viết dưới đây tóm tắt các nội dung nổi bật của văn bản này.

ATA xin giới thiệu 01 số điểm khác biệt trong quy định của pháp luật về thời gian làm thêm giờ giữa Nghị định 17 và Bộ Luật Lao động 2019, cụ thể:

  Nghị quyết 17 Bộ luật Lao động 2019

Số giờ làm thêm tối đa trong năm

Không quá 300 giờ/năm

Không quá 200 giờ/năm, trừ các trường hợp, ngành nghề đặc thù

Số giờ làm thêm tối đa trong tháng

Không quá 60 giờ/tháng

Không quá 40 giờ/tháng

Loại trừ áp dụng

Các đối tượng không được áp dụng số giờ làm thêm tối đa 300 giờ/năm, 60 giờ/tháng:

+ Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi;

+ Người lao động là người khuyết tật nhẹ suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên, khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Lao động nữ mang thai từ tháng thứ 7 hoặc từ tháng thứ 6 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;

+ Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

 

Chỉ những ngành nghề, trường hợp đặc thù dưới đây mới được sử dụng lao động làm thêm đến 300 giờ/năm:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

Như vậy, theo Nghị quyết 17, ngoại trừ một số đối tượng không đảm bảo yếu tố sức khỏe, tuổi tác, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề sản xuất kinh doanh đều có thể sử dụng người lao động làm thêm đến mức tối đa 300 giờ/năm hoặc 60 giờ/tháng miễn đảm bảo các yếu tố về thỏa thuận, tiền lương và tuân thủ các quy trình, thủ tục theo quy định. Những quy định mới trong Nghị quyết 17 rất phù hợp với bối cảnh thiếu hụt lao động sau đại dịch covid khi phần nào đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo ý chí tự nguyện, sức khỏe, đảm bảo mục tiêu tăng thu nhập cho người lao động.

Nghị quyết 17 được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2022, riêng quy định về số giờ làm thêm trong 01 năm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022.

Bình luận:

Từ khóa: 

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi