TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CẤP PHÉP SỬ DỤNG TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

2023-08-25 14:19:13 924

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, bổ sung được Quốc hội thông qua ngày 09/11/2022 và đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2023; quan điểm nổi bật của Luật là quản lý chặt chẽ, phân bổ hợp lý, hiệu quả quyền sử dụng tần số vô tuyến điện, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông. Để cụ thể hóa các quan điểm nêu trên, ngày 18/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 63/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện đã được sửa đổi bổ sung năm 2022 (“Nghị định 63”). Tại đây, ATA Legal Services sẽ tổng hợp, phân tích những nội dung đáng chú ý dành cho doanh nghiệp đã được quy định tại Nghị định 63.

1. Khái niệm, vai trò của tần số vô tuyến điện và các trường hợp phải xin cấp phép sử dụng tần số vô tuyến điện

Luật Tần số vô tuyến điện xác định tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện, trong đó sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.

Tần số vô tuyến điện có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, quốc phòng – an ninh, và có thể xác định là một trong những nhân tố quan trọng trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0; chính vì vậy, Luật Tần số vô tuyến điện thể hiện quan điểm rõ ràng của các nhà làm luật: tần số vô tuyến điện là tài sản công quốc gia quan trọng, ngày càng có giá trị cao.

Xuất phát từ vai trò “tài sản công quốc gia quan trọng”, Luật Tần số vô tuyến điện quy định tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng, trừ trường hợp được miễn giấy phép sử dụng theo quy định.

2. Doanh nghiệp không phải ký, đóng dấu trong hồ sơ nộp qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử, Nghị định 63 cho phép các doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp (bao gồm cả cấp, cấp lại, cấp đổi, gia hạn, sửa đổi nội dung…) các loại giấy phép qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẽ không phải thực hiện các công việc sau đây:

a. Ký và đóng dấu vào các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép;

b. Nộp bản sao điện tử hợp pháp của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đã được cấp tài khoản định danh điện tử)

Bên cạnh đó, kết quả giải quyết hồ sơ cũng có thể được cơ quan có thẩm quyền gửi cho doanh nghiệp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc qua phương thức điện tử.

3. Tăng cường quản lý việc cấp phép liên quan đến tần số vô tuyến điện

Trước đây, việc cấp phép liên quan đến tần số vô tuyến điện đã được quy định tại Nghị định 88/2021/NĐ-CP (“Nghị định 88”) và Thông tư 04/2021/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông (“Thông tư 04”); từ quan điểm của ATA, Nghị định 63 đã tổng hợp và điều chỉnh các quy định có liên quan tại Nghị định 88 và Thông tư 04 theo hướng chặt chẽ và tăng cường sự quản lý của Nhà nước trong việc cấp phép; cụ thể như sau:

3.1. Chi tiết các tài liệu cần cung cấp đối với hồ sơ cấp phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

So với Thông tư 04, Nghị định 63 quy định rõ ràng, chi tiết hơn các trường hợp được phép sử dụng và các tài liệu cần thiết trong bộ hồ sơ đề nghị cấp phép

Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện

Thông tư 04

Nghị định 63

Tài liệu chung

  • Bản khai thông tin chung và bản khai thông số kỹ thuật, khai thác
  • Giấy tờ chứng thực tư cách pháp lý của cá nhân/tổ chức

Tài liệu riêng (áp dụng đối với từng loại giấy phép)

đối với đài nghiệp dư

Chứng chỉ khai thác viên vô tuyến điện nghiệp dư

  • Chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư; hoặc
  • thông tin liên quan đến chứng chỉ vô tuyến điện nghiệp dư theo quy định của nước sở tại

đối với đài vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá

Hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh của chủ tàu cá với doanh nghiệp viễn thông đã được cấp phép

(Không áp dụng với cả trường hợp đài trái đất hoạt động độc lập của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh)

Hợp đồng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh với doanh nghiệp viễn thông hoặc đại lý được doanh nghiệp viễn thông ủy quyền đã được cấp phép

(Được áp dụng với cả trường hợp đài trái đất hoạt động độc lập của tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh)

đối với đài trái đất của tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh ngoài biển, công ty đa quốc gia, cơ quan chính phủ, khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao khi sử dụng vệ tinh khu vực hoặc quốc tế

Chưa có quy định

Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư

 

đối với đài vô tuyến điện phải đăng ký với tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thuộc nghiệp vụ di động hàng không theo quy định

Chưa có quy định cụ thể

Văn bản của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Quốc phòng về việc mở sân bay chuyên dùng

3.2. Bộ Công an tham gia vào quá trình xét duyệt cấp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh

Ngoài bản khai đề nghị cấp giấy phép sử dụng như tại Thông tư 04, Nghị định 63 bổ sung yêu cầu doanh nghiệp phải bổ sung cam kết đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật tần số vô tuyến điện, phù hợp với đề án hoặc dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, đối với trường hợp cấp mới giấy phép, Nghị định 63 yêu cầu trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện gửi văn bản kèm theo hồ sơ để lấy ý kiến cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an, cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Công an có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày gửi văn bản xin ý kiến.

3.3. Quy định chặt chẽ hơn các điều kiện tham gia đấu giá sử dụng băng tần

Sự khác biệt giữa điều kiện tại Nghị định 88 và Nghị định 62 được ATA trình bày tại bảng dưới đây:

Nghị định 88

Nghị định 62

  • Đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông; 
  • Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện (nếu có);
  • Yêu cầu triển khai mạng viễn thông bao gồm một hoặc một số nội dung theo quy định

Bổ sung các điều kiện sau đây:

  • Sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vào mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không cấm;
  • Có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi, phù hợp quy hoạch tần số vô tuyến điện hoặc có phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi đối với trường hợp đặc biệt;
  • Có thiết bị vô tuyến điện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật về phát xạ vô tuyến điện, an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ
  • Cam kết thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; kiểm tra, giải quyết nhiễu có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
  • Đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính về viễn thông, tần số vô tuyến điện theo quy định của pháp luật;
  • Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch kỹ thuật sử dụng băng tần được cấp phép thông qua đấu giá xây dựng chung cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ viễn thông tại giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông

Như vậy, các điều kiện tham gia đấu giá sử dụng băng tần tại Nghị định 63 được quy định chặt chẽ hơn tại Nghị định 88.

3.4. Tổ chức vi phạm nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần có thể bị đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện

Luật Tần số vô tuyến điện sửa đổi, bổ sung 2022 quy định bổ sung một trong các trường hợp Thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện là tổ chức, cá nhân không khắc phục vi phạm về cam kết triển khai mạng viễn thông sau thời hạn bị đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Nhằm cụ thể hóa quy định nêu trên, Nghị định 63 quy định: Tổ chức bị đình chỉ một phần quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần trong trường hợp vi phạm một trong các nội dung cam kết triển khai mạng viễn thông đối với băng tần đó như sau:

  • Tổng số vốn đầu tư vào mạng lưới;
  • Số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai;
  • Vùng phủ sóng tính theo dân số hoặc khu vực địa lý.

Trường hợp vi phạm, tổ chức/doanh nghiệp sẽ bị xử lý ngay (hình thức xử lý là đình chỉ việc sử dụng 50% độ rộng băng tần được cấp giấy phép sử dụng) và chỉ có 12 tháng để khắc phục vi phạm; hết thời hạn 12 tháng để khắc phục, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét đánh giá mức độ khắc phục vi phạm để làm cơ sở cho việc chấm dứt quyết định đình chỉ hoặc ra quyết định thu hồi giấy phép.

Trước đây, tại Nghị định 88 quy định: tổ chức/doanh nghiệp có thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp phép để triển khai đủ số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện; hết thời hạn 02 năm mà không triển khai đủ số lượng trạm phát sóng có thể bị xem xét thu hồi giấy phép. Như vậy, so sánh với quy định tại Nghị định 88, Nghị định 63 đã quy định chặt chẽ hơn, theo hướng yêu cầu tổ chức/doanh nghiệp phải triển khai ngay các cam kết đã trình bày trong hồ sơ cấp phép gửi cơ quan nhà nước (bao gồm cả tiến độ đã cam kết); trường hợp vi phạm cam kết, sẽ phải khắc phục trong thời gian giới hạn hoặc bị xem xét thu hồi giấy phép.

Ngoài các nội dung quan trọng nêu trên, Nghị định 63 tiếp tục quy định về phương pháp xác định, mức thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện.

Nghị định 63 có hiệu lực kể từ ngày 18/08/2023.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi