Ngày 01/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (“Nghị định 02”) thay thế cho Nghị định số 201/2013/NĐ-CP (“Nghị định 201”) kể từ ngày 20/03/2023.
Nghị định 02 đưa ra nhiều điểm mới về các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký, phải có giấy phép; căn cứ và các điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước; cũng như các quy định khác liên quan đến Giấy phép tài nguyên nước. Cụ thể một số điểm thay đổi nổi bật theo bảng dưới đây:
STT |
Tiêu chí |
Nghị định 201 |
Nghị định 02 |
Ý nghĩa |
1 |
Căn cứ cấp phép tài nguyên nước |
Quy hoạch tài nguyên nước
|
Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. |
Việc bổ sung căn cứ nêu trên góp phần đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác quy hoạch và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên nước. |
2 |
Sửa đổi, bổ sung 1 số điều kiện cấp Giấy phép tài nguyên nước đối với khai thác, sử dụng nước dưới đất |
- Điều kiện phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước: “Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước hoặc phù hợp khả năng của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch”;
- Điều kiện về thiết bị, nhân lực đối với các trường hợp quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên: “Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, phải có thiết bị, nhân lực có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước. |
Bổ sung điều kiện về các quy hoạch khác - Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phê duyệt hoặc phù hợp khả năng của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch.
- Bỏ điều kiện này. Tuy nhiên, tại Phụ lục hướng dẫn nội dung hồ sơ xin cấp phép, trong Báo cáo sẽ phải trình bày đầy đủ các thông tin về công nghệ, kỹ thuật quan trắc, giám sát hoạt động; đồng thời, tổ chức, cá nhân lập báo cáo phải tự kê khai các thông tin về năng lực và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện theo quy định. |
Việc bổ sung để phù hợp với căn cứ cấp phép ở mục 1.
Thực chất, điều kiện này tại Nghị định 201 đã được chuyển hoá và chi tiết tại các Phụ lục hướng dẫn nội dung hồ sơ xin cấp phép ban hành theo Nghị định 02 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xin cấp phép. |
3 |
Các trường hợp đình chỉ hiệu lực của giấy phép |
- Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước; - Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận; - Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định; - Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật. |
Bổ sung thêm 2 trường hợp: - Khai thác nước dưới đất gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. - Vận hành hồ chứa, đập dâng gây lũ, lụt, ngập úng nhân tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở thượng và hạ du hồ chứa, đập dâng. |
Việc bổ sung quy định này đã tạo ra cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm đối với những trường hợp vi phạm trên thực tế, từ đó tăng cường trách nhiệm của chủ đầu tư khi thực hiện các hoạt động liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước. |
4 |
Nhiều trường hợp khai thác, sử dụng nước không phải xin cấp giấy phép tài nguyên nước |
Các công trình phải cấp phép không thuộc 2 trường hợp dưới đây: 1. Các công trình không phải đăng ký, không phải xin phép: chủ yếu là các công trình có quy mô nhỏ và/hoặc cho mục đích không phải sản xuất, kinh doanh. 2. Các trường hợp phải đăng ký chỉ áp dụng cho các công trình khai thác, sử dụng nước ngầm tại các khu vực hạn chế khai thác.
|
Thu hẹp phạm vi các công trình phải cấp phép khi mở rộng các trường hợp không phải xin cấp phép: 1. Các công trình không phải đăng ký, không phải có giấy phép: bổ sung thêm công trình hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ nhỏ hơn 0,01 triệu m3. 2. Các công trình phải đăng ký: bên cạnh trường hợp khai thác, sử dụng nước ngầm nêu tại Nghị định 201, bổ sung cả các công trình khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển với quy mô vượt mức của các công trình tại mục 1 ở trên nhưng chưa đến mức phải xin giấy phép.
|
Việc bổ sung các trường hợp không phải đăng ký, không phải có giấy phép và các trường hợp chỉ phải đăng ký mà không cần có giấy phép tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu các thủ tục pháp lý cho các công trình có quy mô vừa và nhỏ. |
Bình luận: