BÀN VỀ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỦY QUYỀN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CHI NHÁNH

BÀN VỀ HIỆU LỰC CỦA VIỆC ỦY QUYỀN GIỮA DOANH NGHIỆP VÀ CHI NHÁNH

2023-05-18 19:46:41 958

Trên thực tế, rất nhiều khách hàng là các tổ chức, cá nhân giao dịch, giao kết hợp đồng với chi nhánh của doanh nghiệp, phổ biến nhất là trường hợp khách hàng giao dịch với chi nhánh của các ngân hàng. Bản thân khách hàng khi giao dịch với chi nhánh, vẫn luôn coi và mặc nhiên thừa nhận chi nhánh chính là doanh nghiệp, việc chi nhánh đứng tên là chủ thể của hợp đồng và việc đại diện của chi nhánh ký tên trên hợp đồng là phù hợp và doanh nghiệp sẽ phải chịu mọi trách nhiệm pháp lý đối với các hợp đồng do chi nhánh đứng tên hoặc người đại diện của chi nhánh ký tên đó. Tuy nhiên, một vấn đề cơ bản mà khách hàng lại quên và thường xuyên bỏ qua đó là kiểm tra và xác định: chi nhánh có đủ tư cách để ký kết hợp đồng/ thực hiện giao dịch hay không?

Như quý vị đã biết, chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp và không có tư cách pháp nhân. Do đó, mặc dù chi nhánh được quyền hoạt động sản xuất, kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề đã đăng ký nhưng để có thể triển khai hoạt động, chi nhánh cần được sự uỷ quyền từ doanh nghiệp. Việc uỷ quyền có thể thực hiện bằng các quy chế, quy định, quy trình nội bộ do doanh nghiệp ban hành. Tuy nhiên, trong giao dịch với đối tác, khách hàng, việc uỷ quyền thường được thể hiện tại văn bản/ hợp đồng uỷ quyền giữa doanh nghiệp và chi nhánh. Chi nhánh có quyền quyền giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng, đối tác hay không và doanh nghiệp có chịu trách nhiệm đối với những hợp đồng/giao dịch mà chi nhánh đã ký/thực hiện hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào hiệu lực của văn bản uỷ quyền này.

Xuất phát từ thực tiễn trên, đội ngũ ATA Legal Services đã xây dựng và nghiên cứu chuyên đề: “Bàn về hiệu lực của việc ủy quyền giữa doanh nghiệp và chi nhánh”.

* Các văn bản pháp luật điều chỉnh:

  1. Bộ luật Dân sự năm 2015;
  2. Luật Doanh nghiệp năm 2020;

* Các quy định pháp luật có liên quan:

STT

Tiêu chí

Nội dung

Căn cứ pháp lý

1

Điều kiện để trở thành pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;

- Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015

2

Tư cách pháp lý của chi nhánh

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Khoản 1 Điều 44 LDN 2020

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân.

Điều 84 BLDS 2015

3

Đại diện theo ủy quyền

Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Khoản 1 Điều 138 BLDS 2015

4

Người đứng đầu chi nhánh

Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

Khoản 5 Điều 84 BLDS 2015

5

Căn cứ xác định phạm vi đại diện

Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau:

- Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

- Điều lệ của pháp nhân;

- Nội dung ủy quyền;

- Quy định khác của pháp luật.

Khoản 1 Điều 141 BLDS 2015

 

Bình luận:

Từ khóa:  ủy quyền

,  

chi nhánh

,  

tư cách pháp nhân

,  

con dấu

,  

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi