CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ TRỌNG ĐIỂM

CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐỐI VỚI CÁC DỰ ÁN ĐƯỜNG BỘ TRỌNG ĐIỂM

2023-12-27 19:07:22 885

Với đặc thù địa lý của Việt Nam, giao thông đường bộ và các công trình đường bộ là các “mạch máu” quan trọng để thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa và hành khách. Chính vì vậy, trong nhiều năm trở lại đây, Nhà nước đã dành nhiều chính sách ưu đãi và nguồn lực mạnh mẽ để thúc đẩy sự phát triển các công trình giao thông đường bộ. Với mong muốn giải quyết nhanh chóng những vướng mắc, bất cập hiện hữu, qua đó đẩy nhanh quá trình xây dựng những công trình giao thông đường bộ “trọng điểm”, ngày 28/11/2023, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 106/2023/QH15 cho phép thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ trong thời gian từ ngày 28/11/2023 đến ngày 01/07/2025 (“Nghị quyết 106”). Tại đây, ATA sẽ tổng hợp, phân tích những nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 106 mà có ảnh hưởng, tác động đến cộng đồng doanh nghiệp.

1. Phạm vi áp dụng chính sách đặc thù

Các chính sách đặc thù tại Nghị quyết 106 không được áp dụng với tất cả các công trình đường bộ mà sẽ chỉ được áp dụng với một số công trình đường bộ cụ thể - có tầm quan trọng đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế - xã hội. Quy định này đảm bảo việc đầu tư và huy động nguồn vốn có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện của nước ta hiện nay.

Thời hạn áp dụng chính sách đặc thù: từ ngày 28/11/2023 cho đến hết 30/6/2025, trừ một số dự án được nêu cụ thể tại Mục 2 dưới đây.

2. Nội dung các chính sách đặc thù

STT

Nội dung chính sách đặc thù

Quy định pháp luật hiện hành

Công trình được áp dụng

Thời hạn áp dụng

Nhận xét, đánh giá

1

Cho phép tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư được vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án.

Khoản 2 Điều 69 Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư: tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư của dự án đối với vốn nhà nước được sử dụng cho các mục đích:

+ Hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP;

+ Chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm.

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình;

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng)

Đến hết ngày 30/6/2025

Với những dự án quan trọng, đòi hỏi vốn lớn và cần triển khai công tác đầu tư một cách nhanh chóng, tập trung, việc nâng tỷ lệ vốn tham gia của Nhà nước sẽ có thể đẩy nhanh công tác thu hút các nguồn vốn đầu tư khác.

2

Thủ tướng Chính phủ được quyền giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương và vốn hợp pháp khác đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc hoặc chịu trách nhiệm hoàn thiện thủ tục đầu tư trong thời gian Nghị quyết 106 có hiệu lực.

 

Thủ tướng cũng được quyền giao 01 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được làm cơ quan chủ quản, được sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ địa phương khác thực hiện hoạt động đầu tư công của các dự án qua các địa phương hoặc chịu trách nhiệm hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án trong danh mục.

 

 

 

 

Điểm a khoản 1 Điều 36 Luật Ngân sách Nhà nước 2015, điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2016/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư 342/2016/TT-BTC quy định chi đầu tư xây dựng cơ bản (bao gồm chi đầu tư xây dựng công trình đường bộ) thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương do các cơ quan trung ương quản lý, nên chưa có cơ chế để các cơ quan cấp tỉnh được sử dụng ngân sách địa phương đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc.

 

Khoản 2 và Khoản 3 Luật Xây dựng 2020 quy định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực; đối với dự án sử dụng vốn nhà nước thì chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng.

Khoản 1 Điều 31 Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý xây dựng, bảo trì hệ thống quốc lộ,...đường cao tốc.

 

A. Các dự án đường quốc lộ, đường cao tốc phân cấp cho địa phương làm chủ quản

+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường QL.14 đoạn Đồng Xoài - Chơn Thành;

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, đoạn tuyến thuộc địa bàn tỉnh Sơn La;

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng, đoạn qua tỉnh Ninh Bình;

+ Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (Quốc lộ 61C);

+ Dự án phát triển mạng lưới giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu thành phố Cần Thơ - Dự án 1;

+ Dự án nâng cấp, mở rộng đường Quốc lộ 26B, tỉnh Khánh Hòa;

+ Dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Phước.

B. Các dự án qua các địa phương giao cho 1 địa phương làm chủ quản:

+ Dự án hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên kết nối TX Sa Pa (Lào Cai) với huyện Tam Đường (Lai Châu);

+ Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - Hồ Ba Bể kết nối Na Hang -Tuyên Quang;

+ Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương;

+ Dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn đầu cầu (kết nối Đà Nẵng với Quảng Nam);

+ Dự án nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 879B từ cầu Gò Cát (Tiền Giang) đến ranh Long An;

+ Dự án đường nối từ thị trấn Tân Sơn huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận đi ngã tư Tà Năng huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng;

+ Dự án đầu tư xây dựng cầu sông Ông Đốc, tuyến trục Đông - Tây và cầu Gành Hào (kết nối Cà Mau và Bạc Liêu);

+ Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh (Đồng Tháp) - An Hữu (Tiền Giang), giai đoạn 1;

+ Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng);

+ Dự án đầu tư xây dựng cầu Đình Khao kết nối Vĩnh Long và Bến Tre;

+ Dự án nâng cấp mở rộng tuyến nối Cần Thơ - Hậu Giang (Quốc lộ 61C);

+ Dự án đầu tư mở rộng đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình;

+ Dự án xây dựng cầu Cửa Đại kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Tiền Giang;

+ Dự án xây dựng cầu Cổ Chiên 2, kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Trà Vinh.

Đến khi hoàn thành dự án

Phát huy tính chủ động và sát sườn của các địa phương, tạo sự đồng bộ trong công tác đầu tư - quản lý công trình giao thông vì việc quản lý công trình sau hoàn thành sẽ được giao lại cho địa phương.

3

Nhà thầu thi công trong thời gian Nghị quyết 106 có hiệu lực không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ 21 dự án kèm theo Nghị quyết 106.

Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Khoản 2 Điều 4 Luật Khoáng sản yêu cầu chỉ được tiến hành hoạt động khoáng sản (bao gồm cả hoạt động khai thác) khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép, cụ thể là phải được cơ quan thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản.

21 dự án đường cao tốc, đường quốc lộ áp dụng chính sách khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được quy định tại Phụ lục IV Nghị quyết 106.

Đến khi hoàn thành dự án

Đẩy nhanh quá trình cung cấp vật liệu xây dựng và thi công các công trình trọng điểm

4

Các công trình được sử dụng nguồn vốn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022. Phần vốn còn thiếu sẽ được bố trí bằng các nguồn vốn hợp pháp khác.

Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội quy định Dự phòng 10% kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách trung ương theo từng nguồn vốn để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai kế hoạch đầu tư trung hạn.

Khoản 6 Điều 6 Nghị quyết số 29/2021/QH15 của Quốc hội Khoản vốn dự phòng chưa phân bổ chỉ được sử dụng khi bảo đảm được cân đối nguồn vốn và bố trí cho các mục tiêu thật sự cần thiết, cấp bách theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước

+ Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT;

+ Tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (giai đoạn 1);

+ Dự án xây dựng tuyến đường thành phố Bắc Kạn - hồ Ba Bể kết nối sang Na Hang, Tuyên Quang;

+ Dự án đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi;

+ Dự xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1;

+ Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Đến hết ngày 30/6/2025

Kịp thời huy động các nguồn vốn hợp pháp để đẩy nhanh quá trình đầu tư, xây dựng dự án.

3. Các vấn đề có liên quan đến triển khai thực hiện chính sách đặc thù:

a. Trách nhiệm của nhà thầu trong quá trình khai thác, sử dụng khoáng sản thực hiện dự án

Tuy nhiên, Nhà thầu phải có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:

  • Cam kết bảo vệ môi trường;
  • Bố trí kinh phí và thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác;
  • Chịu sự quản lý, giám sát đối với việc khai thác, sử dụng khoáng sản;
  • Nộp thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác theo quy định;

Tự lập và chịu trách nhiệm với kết quả đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông đối với mỏ cát, sỏi lòng sông nằm ở đoạn sông, suối có nguy cơ sạt lở cao bảo đảm tuân thủ quy định

b. Vấn đề quản lý công trình sau đầu tư:

- Đối với các dự án đường quốc lộ, đường cao tốc phân cấp cho địa phương làm chủ quản:

+ Công trình thuộc trung ương quản lý, sau khi hoàn thành xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bàn giao công trình cho Bộ Giao thông vận tải quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật;

+ Công trình chuyển giao về địa phương quản lý thì địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật.

- Đối với các dự án đi qua các địa phương phân cho 1 địa phương làm chủ quản:

+ Công trình sau khi hoàn thành xây dựng giao địa phương quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật;

+ Công trình đầu tư theo phương thức đối tác công tư, việc quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì sau đầu tư thực hiện theo quy định tại hợp đồng dự án;

+ Trường hợp các tuyến đường quy định được nâng lên thành quốc lộ, Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì theo quy định của pháp luật.

c. Phân định rõ ràng trách nhiệm triển khai tới từng cấp quản lý:

- Chính phủ chịu trách nhiệm toàn diện về danh mục dự án được lựa chọn; triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chính sách và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2025; chịu trách nhiệm về nguồn vốn và số vốn còn thiếu trong tổng mức đầu tư của dự án thuộc diện được sử dụng nguồn vốn dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022 tại Phụ lục V của Nghị quyết và dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (tỉnh Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (tỉnh Cao Bằng) tại Phụ lục I của Nghị quyết.

- Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận công trình sau khi cơ quan chủ quản hoàn thành việc xây dựng, quyết toán dự án để quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì theo quy định.

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được giao làm cơ quan chủ quản:

+ Chịu trách nhiệm thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kiểm tra, giám sát bảo đảm không trục lợi chính sách, lợi ích nhóm, thất thoát, lãng phí;

+ Chịu trách nhiệm bảo đảm năng lực, kinh nghiệm của cơ quan, tổ chức được giao triển khai thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.

Bình luận:

Từ khóa:  đường bộ

,  

chính sách

,  

đầu tư

,  

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi