NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN LỰC

2023-02-03 17:15:52 1533

Ban hành Khung giá phát điện áp dụng đối với các đơn vị điện gió mặt trời, điện gió chuyển tiếp

Ngày 03/10/2022, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT (“Thông tư 15”) quy định về phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp, có hiệu lực từ ngày 25/11/2022.  

Trên cơ sở đó, vừa qua, ngày 07/01/2023, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 21/QĐ-BCT (“Quyết định 21”) quy định về khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Khung giá này do Tập đoàn Điện lực lực Việt Nam (“EVN”) xây dựng và được Cục Điều tiết Điện lực – Bộ Công thương thẩm định trên cơ sở Thông tư 15. Cụ thể, giá trần của khung giá phát điện (chưa bao gồm thuế GTGT) áp dụng cho các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp như sau:

STT

Loại hình

Mức trần của khung giá (đồng/kWh)

1

Nhà máy điện mặt trời mặt đất

1.184,90

2

Nhà máy điện mặt trời nổi

1.508,27

3

Nhà máy điện gió trong đất liền

1.587,12

4

Nhà máy điện gió trên biển

1.815,95

EVN và các đơn vị phát điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được thỏa thuận giá phát điện trong phạm vi (không được cao hơn) khung giá phát điện nêu trên.

Quyết định 21 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/01/2023.

Sửa đổi quy định liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện

Ngày 30/12/2022, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 42/2022/TT-BCT (“Thông tư 42”) quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện. Thông tư 42 thay thế Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 và Thông tư số 31/2018/TT-BCT ngày 05/10/2018.

Về cơ chế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán điện, Thông tư 42 quy định: đối với các hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt hoặc hợp đồng mua buôn, bán lẻ điện (không bao gồm các hợp đồng giữa các đơn vị điện lực là đối tượng tham gia thị trường phát điện, bán buôn điện cạnh tranh và hợp đồng mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời mái nhà), các bên có thể lựa chọn một trong các phương thức giải quyết tranh chấp sau:

1. Giải quyết tranh chấp tại cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện lực:

  • Sở Công thương sẽ giải quyết tranh chấp đối với hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp đến 110kV;
  • Cục Điều tiết điện lực – Bộ Công thương giải quyết tranh chấp đối với Hợp đồng mua bán điện có cấp điện áp trên110kV.

Các cơ quan này chỉ giải quyết tranh chấp trong trường hợp các bên không tự thương lượng được, chưa tiến hành các thủ tục tố tụng dân sự hoặc trọng tài thương mạicó thỏa thuận đề nghị các cơ quan này giải quyết.

Thời gian ra thông báo kết quả giải quyết tranh chấp là 25 ngày làm việc hoặc 40 ngày làm việc đối với vụ việc phức tạp kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

2. Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại. Các bên trong Hợp đồng mua bán điện có thể đưa vụ việc ra Tòa án nhân có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại giải quyết theo quy định của pháp luật mà không cần phải giải quyết tại cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền hoặc ngay cả khi vụ việc đã giải quyết tại Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên vẫn không đồng ý với kết quả giải quyết đó.

Thông tư 42 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2023.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi