QUY ĐỊNH MỚI VỀ MỨC TRÍCH, PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, BAO GỒM CẢ TỔ CHỨC TÍN DỤNG VI MÔ KỂ TỪ NGÀY 11/7/2024

QUY ĐỊNH MỚI VỀ MỨC TRÍCH, PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, BAO GỒM CẢ TỔ CHỨC TÍN DỤNG VI MÔ KỂ TỪ NGÀY 11/7/2024

2024-07-19 16:35:07 788

Những tác động tiêu cực từ tình hình kinh tế thế giới nói chung và những khó khăn nội tại của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp dẫn đến suy giảm khả năng trả nợ gốc/ lãi ngân hàng. Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2023 là 4.55.% tăng 2.03% so với năm 2022

Để kiểm soát và hạn chế tình hình nợ xấu tăng cao có thể dẫn đến những rủi ro trong hệ thống tín dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định cụ thể về mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp tổ chức tín dụng phân bổ lãi phải thu phải thoái (sau đây gọi tắt là “Nghị định 86”).

Văn bản cập nhật này sẽ tóm lược các quy định đáng chú ý của Nghị định 86/2024/NĐ-CP liên quan đến vấn đề trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng như sau:

1. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Bên cạnh việc kế thừa các quy định tại Thông tư 11/2021 về tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Nghị định 86 Điều 4 bổ sung thêm quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể cho từng nhóm nợ của tổ chức tài chính vi mô như sau:

STT

Nhóm nợ

Yêu cầu về tỷ lệ trích lập dự phòng cho từng nhóm nợ  của tổ chức tín dụng

 

 

Tổ chức tín dụng/ Chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Tổ chức tài chính vi mô

1

Nhóm 1

(nợ tiêu chuẩn)

0%

0%

2

Nhóm 2

(nhóm nợ cần chú ý)

5%

2%

3

Nhóm 3(nhóm nợ dưới chuẩn)

20%

25%

4

Nhóm 4

(nhóm nợ cần chú ý)

50%

50%

5

Nhóm 5

(nhóm nợ có khả năng mất vốn)

100%

100%

2. Mức trích lập dự phòng chung

Nghị định 86, Điều 7 áp dụng 2 mức trích lập dự phòng chung là 0.75% tổng mức dư nợ và 0.5% tổng mức dư nợ, trong đó:

  • Nghị định 86 kế thừa quy định của Thông tư 11/2021/TT-NHNN về số tiền dự phòng phải trích áp dụng đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở mức 0,75% tổng số dư nợ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, ngoại trừ một số khoản như:
  • Tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và tiền gửi tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài.
  • Khoản cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam;
  • Khoản mua chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành trong nước (*Nghị định 86 đã bỏ khoản mua kỳ phiếu, tín phiếu khỏi danh mục ngoại trừ);
  • Khoản mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán.
  • Nghị định 86 bổ sung quy định về số tiền dự phòng phải trích áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô ở mức 0,5% tổng số dư nợ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.

3. Thời điểm trích lập dự phòng rủi ro

Nghị định 86, Điều 9 quy định về thời điểm trích lập dự phòng rủi ro trên nguyên tắc đảm bảo tương thích giữa thời điểm phân loại và thời điểm trích lập dự phòng rủi ro, theo đó:

  • Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ trích lập dự phòng cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước đó, dựa trên nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn giữa hai nhóm nợ: nhóm nợ theo kết quả tự phân loại và nhóm nợ đã được điều chỉnh theo danh sách khách hàng của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC).

Trong tháng đầu tiên của quý, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải điều chỉnh số tiền trích lập dự phòng rủi ro trong vòng ba ngày kể từ khi nhận được danh sách khách hàng từ CIC. Kết quả này sẽ được thể hiện trên báo cáo tài chính cho thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước.

  • Đối với các tổ chức tín dụng là hợp tác xã và tổ chức tài chính vi mô, việc trích lập dự phòng rủi ro cũng được thực hiện trong bảy ngày đầu tiên của tháng, căn cứ theo kết quả phân loại nợ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Nghị định 86 được xây dựng trên cơ sở pháp điển và kế thừa các quy định tại Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/7/2021, Thông tư 15/2010/TT-NHNN ngày 16/10/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD (đã được sửa đổi, bổ sung).

Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/7/2024.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi