THÊM NHIỀU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THUỘC ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI GIÁ

THÊM NHIỀU HÀNG HOÁ, DỊCH VỤ THUỘC ĐỐI TƯỢNG KÊ KHAI GIÁ

2024-07-19 20:44:25 860

Ngày 10/07/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2024/NĐ-CP (“Nghị định 85”) quy định chi tiết một số Điều của Luật Giá năm 2023. Nghị định 85 thay thế các Nghị định 177/2013/NĐ-CP và Nghị định 149/2016/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Giá 2012 (sau đây gọi chung là “Nghị định 177”). Theo đó, cùng với sự điều chỉnh tại Luật Giá năm 2023, Nghị định 85 đưa ra hướng dẫn về một số nội dung mới đáng chú ý đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh, tiêu biểu như sau:

1. Chỉ điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá sau khi đã lấy ý kiến của các bên có liên quan

Trước đây, quy trình điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá tương đối đơn giản. Theo đó, việc xem xét điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá được căn cứ trên cơ sở đề nghị của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tuy nhiên không có hướng dẫn hay yêu cầu cụ thể đối với nội dung các đề nghị này.

Nghị định 85 điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn, góp phần bảo đảm tính ổn định cũng như tính hợp lý, phù hợp của chính sách đối với đời sống thực tiễn. Cụ thể:

a, Đưa ra các căn cứ cụ thể để đánh giá sự cần thiết của việc điều chỉnh Danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;

b, Yêu cầu đề nghị điều chỉnh Danh mục hàng hoá, dịch vụ bình ổn giá phải có đánh giá tác động và phải lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và quản lý ngành, lĩnh vực đối với hàng hóa, dịch vụ được điều chỉnh.

Bên cạnh đó, Nghị định mới phân định rõ trách nhiệm cho từng Bộ trong việc chủ trì thực hiện việc bình ổn giá đối với các mặt hàng thuộc phạm vi quản lý của mình, thay vì những nội dung chung chung như “phối hợp”, “cùng thực hiện” như trước đây. Cụ thể:

+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì đối với các mặt hàng thóc tẻ, gạo tẻ; phân đạm, phân DAP, phân NPK; thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; vắc - xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; thuốc bảo vệ thực vật;

+ Bộ Công Thương chủ trì đối với các mặt hàng xăng, dầu thành phẩm; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);

+ Bộ Y tế chủ trì đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi, thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

+ Trường hợp hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ thì Chính phủ phân công cho một trong các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hàng hóa, dịch vụ chủ trì.

2. Mở rộng phạm vi đối tượng thuộc diện kê khai giá

Nghị định 85 bổ sung thêm nhiều hàng hoá, dịch vụ thuộc diện kê khai giá và phân loại cụ thể thành các nhóm đối tượng, bao gồm:

a, Hàng hoá, dịch vụ thực hiện kê khai giá trên phạm vi cả nước, bao gồm:

+ Hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá;

+ Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu để các tổ chức định mức giá cụ thể bán cho người tiêu dùng;

+ Hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp quyết định theo giá tham chiếu; và

+ Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác do Chính phủ ban hành;

b, Hàng hóa, dịch vụ đặc thù thực hiện kê khai giá tại địa phương.

3. Cho phép kê khai giá qua môi trường mạng

Nghị định 85 bổ sung hướng dẫn về thời hạn, các trường hợp thực hiện kê khai giá và hình thức tiếp nhận kê khai giá như sau:

a, Tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng kê khai giá có trách nhiệm gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá quy định trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày quyết định giá. Cụ thể như sau:

  • Trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán buôn thì kê khai giá bán buôn; trường hợp tổ chức kinh doanh chỉ thực hiện bán lẻ thì kê khai giá bán lẻ;
  • Trường hợp tổ chức kinh doanh vừa thực hiện bán buôn, vừa thực hiện bán lẻ thì kê khai cả giá bán buôn và giá bán lẻ;
  • Trường hợp tổ chức kinh doanh là đơn vị nhập khẩu, đồng thời là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn và giá bán lẻ (nếu có);
  • Trường hợp tổ chức kinh doanh là nhà phân phối độc quyền thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; tổng đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ; đại lý có quyền quyết định giá và điều chỉnh giá thì thực hiện kê khai giá bán lẻ.

b, Các hình thức tiếp nhận kê khai giá:

  • Tiếp nhận qua môi trường mạng trên phần mềm bằng một trong các hình thức sau đây: tiếp nhận qua dịch vụ công trực tuyến; tiếp nhận qua phần mềm cơ sở dữ liệu về giá; các hình thức tiếp nhận trên môi trường mạng khác được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật;
  • Tiếp nhận bằng các hình thức khác: tiếp nhận trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận kê khai giá; tiếp nhận qua đường bưu điện (thời gian gửi tính theo dấu công văn đến); tiếp nhận văn bản điện tử qua thư điện tử.

Liên quan đến vấn đề này, Nghị định 85 cũng đưa ra lộ trình yêu cầu Bộ Tài chính tổ chức xây dựng tính năng tiếp nhận thông tin kê khai giá trên môi trường mạng theo quy định chậm nhất đến ngày 01 tháng 7 năm 2027.

Nghị định 85 có hiệu lực kể từ ngày 10/07/2024.

Bình luận:

Từ khóa:  Nghị định 85

,  

hàng hóa

,  

dịch vụ

,  

kê khai giá

,  

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi