Ngày 28/4/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 18/2023/NĐ-CP (“Nghị định 18”), sửa đổi, bổ sung Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, ATA Legal Services đã tổng hợp một số nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chí |
Quy định cụ thể |
Định nghĩa mới về doanh nghiệp bán hàng đa cấp (“BHĐC”) |
Trước đây, Nghị định 40/2018 chỉ quy định khái quát về doanh nghiệp BHĐC là những doanh nghiệp tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa. Tuy nhiên, Nghị định 18 đã bổ sung định nghĩa về doanh nghiệp bán hàng đa cấp theo hướng chặt chẽ hơn. Theo đó, doanh nghiệp BHĐC là doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động BHĐC (“GCN”) để tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định của Nghị định này. |
Thay đổi điều kiện đối với tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn/mua cổ phần tại doanh nghiệp BHĐC trong thời gian doanh nghiệp đó đang hoạt động BHĐC |
- Điều kiện đối với thành viên công ty: áp dụng đối với tất cả các cổ đông, thành viên của các doanh nghiệp chứ không chỉ tập trung cho cổ đông sáng lập của CTCP hay thành viên hợp danh của công ty hợp danh như trước đây. - Điều kiện đối với tổ chức là NĐT nước ngoài: cần phải có thời gian hoạt động BHĐC trong thực tế tối thiểu là 03 năm liên tục ở một nước, vùng lãnh thổ trên thế giới. |
Bổ sung điều kiện cho đầu mối của doanh nghiệp tại địa phương |
Nghị định 18 đã quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về điều kiện xác nhận kiến thức pháp luật về BHĐC, kiến thức cho đầu mối tại địa phương phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo và được Bộ Công Thương cấp xác nhận kiến thức pháp luật về BHĐC cho những người đạt kết quả trong kỳ kiểm tra. |
Bổ sung điều kiện và trách nhiệm của người tham gia BHĐC tại Việt Nam |
Nghị định 18 đã bổ sung về điều kiện của người tham gia BHĐC là phải cư trú tại Việt Nam theo luật cư trú và có trách nhiệm tuân thủ các quy định về quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng, cụ thể không được cung cấp thông tin về thực phẩm với nội dung, hình thức sau: - Sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn, lời cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế; - Đăng tải, dẫn, trích dẫn hoặc nêu ý kiến người bệnh mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh. |
Bổ sung trách nhiệm của doanh nghiệp BHĐC |
Nghị định 18 đã bổ sung quy định một số quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp BHĐC, cụ thể như sau: - Đảm bảo tối thiểu 20% doanh thu bán hàng đa cấp trong một năm tài chính là doanh thu từ khách hàng không phải là người tham gia BHĐC của doanh nghiệp đó; - Tuân thủ các quy định về quảng cáo thực phẩm tương tự với trách nhiệm của người tham gia BHĐC theo quy định nêu trên. |
Định nghĩa rõ hơn về nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp đa cấp được bảo đảm bởi tiền ký quỹ |
Nghị định 18 đã định nghĩa doanh nghiệp BHĐC đối với người tham gia BHĐC là các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động BHĐC hợp pháp, bao gồm nghĩa vụ trả thưởng theo kế hoạch trả thưởng, nghĩa vụ mua lại hàng hóa nếu người tham gia trả lại hàng, nghĩa vụ trả lại tiền. |
Nghị định 18 quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về điều kiện của đầu mối làm việc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương. Cụ thể, đầu mối làm việc của doanh nghiệp bán hàng đa cấp tại địa phương phải là người đã hoàn thành khóa đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp, và được Bộ Công thương cấp xác nhận đạt kết quả trong kỳ kiểm tra kiến thức cho đầu mối tại địa phương sau khi đã đạt kết quả trong kỳ kiểm tra
Nghị định 18/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/6/2023./.
Bình luận: