ĐIỀU CHỈNH TĂNG MỨC PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHIỀU LOẠI KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

ĐIỀU CHỈNH TĂNG MỨC PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NHIỀU LOẠI KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG

2023-06-09 18:22:14 1267

Việc thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được triển khai nhằm góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản; khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm khoáng sản gắn liền với công tác bảo vệ môi trường. Mới đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2023/NĐ-CP (“Nghị định 27”) ngày 31/5/2023 quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản thay thế Nghị định 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 ("Nghị định 164”). So với Nghị định 164, Nghị định 27 có một số nội dung đáng chú ý như sau:

1. Làm rõ về các đối tượng phải nộp phí bảo vệ môi trường

Nghị định 27 quy định người nộp phí bảo vệ môi trường ("BVMT”) đối với khai thác khoáng sản bao gồm:

a. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật khoáng sản.

b. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài được phép khai thác dầu thô, khí thiên nhiên, khí than trên cơ sở hợp đồng dầu khí hoặc thực hiện dịch vụ dầu khí theo quy định của pháp luật dầu khí.

c. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản nhỏ, lẻ bán cho tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua và tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua cam kết chấp thuận bằng văn bản về việc kê khai, nộp phí thay cho tổ chức, cá nhân khai thác thì tổ chức, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp phí.

2. Đưa ra các trường hợp được miễn phí BVMT:

a. Hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.

b. Hoạt động khai thác đất, đá để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, phòng chống thiên tai, khắc phục thiên tai. Nếu có 1 phần sử dụng cho mục đích khác thì phải xác định khối lượng đất, đá thuộc đối tượng miễn phí; phần còn lại phải nộp phí BVMT.

c. Sử dụng đất đá bóc, đất đá thải từ quá trình khai thác để cải tạo, phục hồi môi trường tại khu vực khai thác theo phương án cải tạo, phục hồi môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

3. Điều chỉnh mức thu phí bảo vệ môi trường đối với một số loại khoảng sản là vật liệu xây dựng

Bên cạnh việc giữ nguyên mức thu phí BVMT đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than, Nghị định ban hành Biểu khung mức thu phí BVMT đối với các loại khoáng sản khác theo hướng có sự điều chỉnh (hầu hết là tăng) đối với một số loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như:

STT

Loại khoáng sản

Mức phí theo Nghị định 164 (VNĐ)

Mức phí theo Nghị định 27 (VNĐ)

Chi tiết

1

Sỏi

4.000 - 6000

6.000 – 9.000

Tăng tối đa 3.000 VNĐ/m3

2

Đá làm VLXD

1.000 – 5.000

1.500 – 7.500

Tăng tối đa 2.500 VNĐ/m3

3

Đá nung vôi, xi măng

1.000 – 3.000

1.500 – 6.750

Tăng tối đa 3.750 VNĐ/m3

4

Đá ốp lát, mỹ nghệ làm bột carbonat

Bị tính gộp với Đá ốp lát chung theo mức phí: 50.000 – 70.000

1.500 – 7.500

 

5

Cát vàng

3.000 – 5.000

4.500 – 7.500

Tăng tối đa 2.500 VNĐ/m3

6

Cát trắng

5.000 – 7.000

7.500 – 10.500

Tăng tối đa 3.500 VNĐ/m3

7

Đất sét

1.500 – 2.000

2.250 – 3.000

Tăng tối đa 1.000 VNĐ/m3

8

Cao lanh

5.000 – 7.000

4.200 – 5.800

Giảm 800 – 1.200 VNĐ/m3

Trên cơ sở khung phí này, Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định cụ thể mức thu, đơn vị tính phí bảo vệ môi trường đối với từng loại khoáng sản áp dụng tại địa phương phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ.

Nghị định số 27 có hiệu lực từ ngày 15/7/2023.

Bình luận:

Quý Khách hàng có nhu cầu tư vấn, xin vui lòng để lại thông tin dưới đây cho chúng tôi

Đăng ký email để nhanh chóng nhận được những thông tin pháp lý mới nhất từ chúng tôi